Học nói tiếng Anh tại nhà cho người mới bắt đầu

Bạn đang tìm cho mình 1 phương pháp học nói tiếng anh tại nhà mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo phương pháp học của Thành Công Việt nhé. Phát âm nguyên âm, thực hành nói những câu, từ “xoắn lưỡi” hoặc sáng tác câu chuyện là phương pháp học nói tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu. Cùng bắt đầu với bài học nói tiếng anh tại nhà cho người mới bắt đầu thôi nào.

1. Tập thở

Nếu từng gặp tình trạng nói tiếng Anh bị hụt hơi, ngắc ngứ, bạn hãy bắt đầu cải thiện khả năng nói từ việc tập thở. Nhiều diễn giả, diễn viên luyện cách hít thở trước khi nói để việc phát âm trôi chảy hơn.

Bạn có thể luyện thở bằng cách đứng hoặc ngồi thẳng lưng, đếm thời gian bạn hít vào hoặc thở ra. Sau đó thử kéo dài thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào hoặc tập thở bằng bụng. Khi đã thành thạo phương pháp này, hãy thử luyện cách phát âm một từ hoặc một câu ngắn chỉ trong một hơi thở. Cuối cùng, hãy thử thách bản thân bằng cách vừa tập thể dục vừa phát âm.

2. Phát âm nguyên âm

Bước tiếp theo hãy luyện phát âm năm nguyên âm chính trong tiếng Anh, gồm: A, E, I, O và U. Yêu cầu đặt ra là bạn phải làm đúng khẩu hình, phát âm tròn vành, rõ chữ. Để làm được, đừng ngại mở rộng khuôn miệng, nói to rõ ràng.

Bài tập này sẽ giúp bạn phân biệt cách phát âm những từ đọc gần giống nhau chẳng hạn “cat” (con mèo) và “cut” (cắt). Từ đó, giúp bạn cải thiện khả năng nghe.

3. Luyện nói nhanh và nói chậm

Với cùng một câu hoặc một văn bản ngắn, bạn hãy luyện tập bằng cả hai cách là nói nhanh hoặc nói chậm. Đừng quên ghi âm lại hai phiên bản và bật nghe lại để tìm ra những lỗi sai cần khắc phục.

Việc nói chậm giúp bạn cải thiện khả năng phát âm trong khi nói nhanh tạo phản xạ giao tiếp tự nhiên, trôi chảy. Cả hai đều cần cho kỹ năng nói tiếng Anh.

4. Sáng tác câu chuyện

Nếu đang thiếu đề tài luyện nói, bạn có thể áp dụng phương pháp sáng tác câu chuyện về sự vật, sự việc bất kỳ bằng tiếng Anh. Chẳng hạn, hãy kể chuyện về cây bút chì bạn thường sử dụng gồm những ý chính như: miêu tả về cây bút, nó quan trọng với bạn như thế nào, tại sao bạn yêu thích nó.

Một cách khó hơn là bắt đầu một câu với từng chữ trong bảng chữ cái. Ví dụ, với chữ A có câu: “An apple is red” (Quả táo màu đỏ). Bài tập này sẽ luyện khả năng phản xạ, ứng biến trong mọi tình huống khi giao tiếp tiếng Anh.

5. Nói trong hai phút

Giới hạn thời gian nói tiếng Anh trong hai phút là phương pháp ứng biến khác bên cạnh việc sáng tác câu chuyện. Phương pháp này không chỉ yêu cầu phản xạ mà cần tư duy logic, nhanh chóng và cụ thể để có thể trình bày một vấn đề trong hai phút.

Với phương pháp này, bạn cần chuẩn bị sẵn chủ đề nói, có thể tham khảo từ đề thi tiếng Anh hoặc bài tập viết. Trước khi nói, đặt chế độ bấm giờ và không chuẩn bị sẵn nội dung nói. Ban đầu, bạn sẽ vấp phải tình huống không có ý để nói nhưng dần dần, bạn sẽ học được cách vừa nói vừa nghĩ. Rèn luyện nhiều lần sẽ giúp bạn tự tin và trò chuyện thoải mái hơn.

6. Luyện nói từ khó phát âm

Từ hoặc câu khó phát âm sẽ là bài tập tương đối khó nhưng giúp bạn trau dồi kỹ năng phát âm hiệu quả. Chẳng hạn hãy thử câu luyện phát âm rất phổ biến: “She sells sea shells on the sea shore. But the sea shells that she sells on the sea shore are not the real ones” (Cô ấy bán vỏ sò bên bờ biển. Nhưng vỏ sò cô ấy bán bên bờ biển không phải vò sò thật). Với câu nói này, bạn sẽ học được cách phát âm phụ âm /s/.

Người bản ngữ thường thử thách nhau nói nhanh những câu tương tự sao cho ít nhầm lẫn nhất có thể. Nhưng là người mới bắt đầu, bạn nên phát âm chậm rãi, chính xác, rõ chữ.

Một số câu “xoắn lưỡi” khác bạn có thể thử bao gồm:

– I thought, I thought of thinking of thanking you. (Tôi nghĩ tôi nhớ việc nhớ cảm ơn bạn).

– I scream, you scream, we all scream for ice cream. (Tôi la hét, bạn la hét, chúng ta la hét vì kem).

– Any noise annoys an oyster but a noisy noise annoys an oyster more. (Bất kỳ tiếng ồn nào cũng làm một con hàu khó chịu nhưng tiếng ồn lớn sẽ làm con hàu càng bực mình hơn).

– An Ape hates grape cakes. (Một con khỉ không đuôi ghét bánh nho).

– I thought a thought. But the thought I thought wasn’t the thought I thought I thought. If the thought I thought I thought had been the thought I thought, I wouldn’t have thought so much. (Tôi nghĩ về một ý nghĩ. Nhưng ý nghĩ mà tôi nghĩ không phải ý nghĩ mà tôi nghĩ là tôi nghĩ. Nếu ý nghĩ tôi nghĩ tôi nghĩ chính là ý nghĩ mà tôi nghĩ, tôi sẽ không cần nghĩ quá nhiều).

7. Luyện nói trước gương

Khi ở nhà, bạn có thể không có người cùng luyện giao tiếp tiếng Anh nhưng đừng biến việc này trở thành một trở ngại khi bạn có thể tự luyện trước gương. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể nhìn thấy khẩu hình, biểu cảm khuôn mặt của mình khi nói, từ đó sửa những điểm chưa được. Khi áp dụng những phương pháp trên, bạn đều có thể đứng trước gương luyện tập. Chúc các bạn thành công với phương pháp học nói tiếng anh tại nhà này nhé.

Thông tin về khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc bạn vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THÀNH CÔNG VIỆT – TCV ENGLISH CENTER

Địa chỉ: 120 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng.

Website: www.thanhcongviet.com

www.daotaovietnam.edu.vn

www.daotao24h.com

Hotline: 0906 54 94 94 – Ms.Dung


NỘP PHIẾU ĐĂNG KÝ HỌC ONLINE: